Mở quán cafe cần lưu ý gì ? Đọc ngay 5 điều sau kẻo mất tiền “ dại”

Xem ra mở quán cafe có vẻ nhiều nhỉ, cứ dăm ba hôm lại thấy một quán cafe mới xuất hiện. Nhưng số lượng quán cafe duy trì sau một năm chỉ còn 20% so với lúc ban đầu. Bạn chắc đang lo sợ rằng nếu mình mà mở quán cafe thì liệu có nằm trong 20% đó không nhỉ? Có những lý do khiến bạn cũng rơi vào trạng thái thô lỗ, đóng quán như thế. Vậy mở quán cafe cần lưu ý gì ? Hôm nay Lighthouse sẽ đưa ra 5 lưu ý giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kinh doanh quán cafe nhé.

Mở quán cafe cần lưu ý gì
Những lưu ý khi mở quán cafe

1. Định vị đối tượng khách hàng bạn hướng tới

Bất cứ bạn kinh doanh một mặt hàng gì, thì điều đầu tiên bạn cần xác định được là chân dung khách hàng. Hay đơn giản là “ Bạn mở quán cafe muốn phục vụ cho đối tượng khách hàng nào”. Vậy chân dung khách hàng bạn cần xác định gồm những yếu tố, thông tin gì ? 

  • khách hàng của bạn là ai ? Là nam hay nữ
  • khách hàng của bạn ở độ tuổi nào ?
  • khách hàng của bạn sống ở đâu ?
  • khách hàng của bạn làm công việc gì ?
  • khách hàng của bạn có sở thích gì

Mọi thứ của bạn sẽ thất bại nếu khách hàng bạn muốn hướng tới khác với những gì bạn gầy dựng về thương hiệu, phong cách quán đồ uống, trang trí không gian quán. Tất cả những thứ đó sẽ vô ích.

Một tình huống cụ thể như sau: khách hàng bạn muốn hướng tới là sinh viên – nhóm đối tượng có nguồn kinh tế ít, phụ thuộc vào bố mẹ là chính. Quán cafe của bạn đầu tư thiết kế trang trí đến cả 2 hoặc 3 tỷ, đồ uống giá từ 50.000 đến 100.000, bạn đầu tư máy lạnh, sofa sang chảnh,…. tất cả chỉ với mục đích là thu hút các bạn trẻ check in, như vậy bạn sẽ không thể duy lâu dài. Tỷ lệ khách vào quán bạn sẽ ít, không gian không phù hợp để sinh viên có thể bước vào.

Hoặc bạn kinh doanh cafe lề đường, cafe takeaway, nhưng đồ uống của bạn có giá quá cao, ly đựng đồ uống sang chảnh, bàn ghế khách ngồi đắt tiền. Địa điểm bạn đặt chúng là khu nhà giàu, vinhome, xung quanh ở đó. Thì bạn chỉ có nước bán cho mình bạn mà thôi. Người giàu hiếm khi mà bạn có thể nhìn thấy họ ngồi cafe cóc. Tư duy, góc nhìn của họ sẽ không cho phép họ làm như thế. Nhìn chung bạn đã thất bại ngay từ lần đầu tiên bán. 

Câu hỏi bạn đang đặt ra là “Có những nhóm tuổi, và nhóm khách hàng như thế nào” đúng không? cùng đọc tiếp nhé. Hiện nay có 3 nhóm tuổi, nhóm khách hàng phổ biến cho kinh doanh cafe đó là: 

  • độ tuổi 18 đến 25 tuổi: sinh viên, người mới đi làm, mới tốt nghiệp. Kinh tế eo hẹp, phụ thuộc vào bố mẹ là chính. Tính hưởng thụ, sĩ diện, sẵn sàng chi trả tiền mời bạn bè. Thường đi cafe vào cuối tuần. Mục đích đi cafe là chụp ảnh, check-in, tụ họp bạn bè. Uống cafe là phụ. Đi theo nhóm 3 đến 4 người là phần đồng. It để ý tới đồ uống, uống vừa miệng là đạt, không đánh giá quá sâu. Đề cao sự phục vụ của nhân viên, bảo vệ môi trường. Nếu vô tình quán cafe của bạn đang dùng ly thủy tinh và đổi sang ly nhựa, chắc chắn quán của bạn sẽ bị block ngay lập tức. Điểm yếu của nhóm tuổi này là tính trung thành, nhóm này không có. Nay đây mai đó, thích đổi mới, không thích quán đã tới. Nếu quay lại sẽ vì dịch vụ của bạn, đồ uống của quán, thương hiệu của quán, và vị trí quán của bạn. Phục vụ đối tượng này, sẽ có hình thức kinh doanh đánh nhanh thắng nha, kinh doanh trà sữa trà chanh chẳng hạn
  • Độ tuổi 26 đến 35 tuổi: sắp lập gia đình, đã lập gia đình. Trưởng thành trong suy nghĩ, có nhiều nỗi lo toan. Cuối tuần rủ bạn bè, gia đình đi cafe thư giãn. Thiết kế, decor không gian chỉ là một phần. Điều nhóm tuổi này quan tâm là địa điểm phù hợp với nhu cầu công việc. Có thể tiếp khách tại quán cafe, thoải mái dễ ký hợp đồng. Có không gian để làm việc. 
  • độ tuổi 36 đến 50 tuổi: đã lập gia đình, có con cái. Thói quen uống cafe mỗi sáng sớm được giữ vững. Suy nghĩ ở nhóm này khác biệt với hai nhóm trên kia, đặt vấn đề sức khỏe lên hàng đầu. Nhóm đối tượng này đã có thu nhập ổn định, nhiều mối lo toan, con cái, gia đình, bố mẹ nội ngoại. Thích không gian cafe yên tĩnh, mô hình cafe sân vườn chẳng hạn. 

Sau khi đã xác định được khách hàng mong muốn, yếu tố thứ 2 trong các lưu ý trước khi mở quán cafe đó là phong cách bạn hướng tới. 

Lưu ý về khách hàng khi mở quán cafe
Nhóm đối tượng khách hàng 18 đến 24, 26 đến 35, 36 đến 50

2. Mô hình quán cafe, phong cách quán cafe bạn mong muốn

Dẫu ít hay nhiều thì các yếu tố trong kinh doanh đều có tác động liên kết với nhau. Sau khi xác định được khách hàng, bán sẽ xác định được phong cách quán. Đây là lưu ý thứ 2 khi bạn quyết định mở quán cafe. Hai yếu tố này có thể xen kẽ nhau. Xác định phong cách theo ý bạn rồi xác định khách hàng. Hoặc ngược lại, phong cách quán bao gồm những gì: không gian xung quanh, ly tách đồ uống, nhân viên phục vụ, bàn ghế, đồ dùng decor,….. Phong cách bình dân, phong cách vintage, phong cách hiện đại, phong cách minimalist….

Xem thêm: Xu hướng kinh doanh cafe thu hút giới trẻ

  • Phong cách bình dân: quán trang trí đơn giản, cafe phin là thức uống chính, được ưa chuộng. Bổ sung thêm một số cafe pha chế đơn giản. Bàn ghế thấp, ly tách đồ uống không cần quá sang trọng. 
  • Phong cách vintage: thể hiện ở khâu thiết kế, decor. Chọn tông màu xưa, gam màu nhạt, mang tính cũ. Sự kết hợp hài hòa giữa thời xưa cũ và hiện đại bây giờ. Với Vintage những chiếc ghế đã phai màu, những khung ảnh cũ theo thời gian, hay chiếc rèm cửa hoa văn xưa cũ chính là điểm nhấn. 
  • Phong cách hiện đại: có cũ thì có mới. Một tông màu đơn giản, nhã nhặn nhưng không kém phần sang trọng. Các đồ vật nội thất, đồ trang trí đều được thiết kế với những đường thẳng gọn gàng, đơn giản mà ngăn nắp. Đây là phong cách quán cafe mà dân văn phòng hay những người ưa thích sự đơn giản, ngăn nắp rất ưa thích.
lưu ý về Phong cách quán bạn theo đuổi khi mở quán cafe
Phong cách vintage hay phong cách hiện đại

3. Định vị năng lực bản thân

Lưu ý thứ 3 trong 5 lưu ý mở quán cafe đó là năng lực bản thân. Câu chuyện kinh doanh không đơn giản chỉ là bỏ tiền ra và kinh doanh.  Nó bao gồm nhiều yếu tố nội hàm. Vậy định vị năng lực bản  thân bao gồm những gì ?

  • Tư duy người làm chủ

Bạn có thể làm với vợ, làm với bạn bè, làm với bất kỳ ai.  Tuy nhiên, bạn là người bỏ vốn ra để kinh doanh.  Mọi quyết định thuộc về bạn, bạn cần chịu trách nhiệm về mọi việc. Bạn là người quyết định các phong cách quán của mình. Nếu kinh doanh lời thì bạn ăn, ngược lại nếu bạn kinh doanh lỗ thì bạn phải tự chịu lấy. 

Tư duy của người làm chủ đó khi chúng ta đầu tiên phải tự chịu trách nhiệm cho chính những việc mình. Không thể lúc bạn kinh doanh tốt bạn nghĩ mình làm đúng, bạn đi đúng hướng. Nhưng chẳng may kinh doanh không tốt, bạn đổ  lỗi do có quán mới mở gần mình, do thương hiệu kia, thương hiệu nọ chiếm hết khách. Đó là tư duy cùn và cần loại bỏ.

Bạn bỏ tiền ra kinh doanh, thay vì nghĩ tới lợi nhuận đầu tiên. Bạn nghĩ tới lợi ích bạn mang lại cho mọi người là gì ? Mang lại địa điểm tụ họp cuối tuần, mang lại việc làm cho sinh viên, mang lại nguồn thu cho những nhà đầu mối, …. Khi bạn mang tới niềm vui, lợi ích cho khách hàng, thì chính khách hàng sẽ tạo ra doanh thu cho bạn. 

Lưu y về năng lực bản thân khi mở quán cafe
Tư duy làm chủ, có trách nhiệm về mọi hành động và kết quả khi mở quán cafe
  • Kiến thức ngành nghề

Đối với kinh doanh cafe bạn cần nắm vững kiến thức về cây cafe. Việc đầu tiên bạn hãy đi tìm hiểu cây cà phê như thế nào, quả nó làm sao thu hái như thế nào, chế biến làm sao,  tất cả mọi thứ bạn phải  học. 

Bạn không cần phải trở thành người giỏi nhất, bạn không cần phải trở thành anh thợ rang giỏi nhất, không cần trở thành một người trồng cây cà phê giỏi nhất,  bạn không cần phải trở thành người pha chế giỏi nhất,  nhưng bạn phải biết biết để bạn nắm vững kiến thức về ngành bạn đang kinh doanh, biết để bạn biết thưởng thức thì khi đó bạn mới bán cho khách hàng của mình trước. 

  • Kiến thức kinh doanh

Kinh doanh mà không có kiến thức, thuê người ta làm hết thì không phải là kinh doanh. Làm chủ không nhất thiết phải là master của tất cả các lĩnh vực nhưng cần nắm vững cơ bản để hiểu nhân viên đang làm gì, cần thuê ở mảng nào. Ví dụ như:

  • bạn phải biết viết Marketing bán hàng là như thế nào 
  • bạn phải biết làm cái báo cáo kế hoạch tài chính. Một mình bạn cũng cần phải biết để dễ dàng quản lý
  • bạn phải biết tuyển dụng nhân sự, đãi ngộ nhân sự như thế nào cho xứng,  đào tạo nhân sự và sử dụng nhân sự đúng lúc đúng nơi và đúng thời điểm. Có những thời điểm nhân sự của bạn giảm đi, cũng có những lúc nhân sự cần gia tăng. 

Còn nếu bạn không biết cái gì hết mà bạn có mỗi tiền thôi thì tốt nhất bạn không nên kinh doanh, bạn dùng tiền đó để đi sử dụng dịch vụ của người khác

4. Xác định nguồn lực tài chính

Câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp chưa bao giờ là đơn giản. Bạn có ý tưởng tốt, dự kiến tốt, kế hoạch xuất sắc nhưng vốn bạn không có thì xem như chẳng có gì để nói. Bạn muốn người ta góp chung để làm nhưng bạn ái ngại, không mạnh dạn, không máu chiến để theo thì cũng thất bại. Có một số người ích kỉ, nghĩ rằng “ tôi bỏ tiền ra, rủi ro tôi không chịu trách nhiệm, tôi lấy % khi có lợi nhuận”, vậy thì có ai dám hùn tiền với bạn để làm chung. 

Xác định cụ thể về số tiền cần chi, tiền mặt bằng trong vòng 6 tháng chẳng hạn, tiền mua thiết bị, dụng cụ pha chế, tiền nhân viên, tiền thiết kế,…. Xác định 3 tháng đầu sẽ chỉ có chi tiền mà chưa có thu về. Bạn cần có vốn dự phòng cho 3 tháng này. 

Lưu ý về nguồn vốn khi mở quán cafe
Xác định nguồn vốn bạn có khi mở quán cafe, các khoản cần chi và dự trù kinh phí

Cafe được xếp vào ngành FAB, đặc trưng của ngành sẽ có từng giai đoạn khác nhau. Ba tháng đầu , 6 tháng tiếp theo và 12 tháng. Số doanh nghiệp, thương hiệu có thể trụ lại sẽ giảm đi chừng 80%, sau 3 tháng giảm 30%, sau 6 tháng giảm thêm 20%, sau 12 tháng chỉ còn 20% quán cafe tồn tại. Bởi vì vốn không có để tiếp tục. Lập một thương hiệu rất dễ, nhưng để duy trì nó thì chưa bao giờ dễ. Bốn yếu tố Lighthouse vừa nêu ra cũng là một trong những lý do khuyến quán cafe phải đóng quán. Không xác định kỹ, không tìm hiểu kỹ càng, tính chủ quan,…. 

5. Kế hoạch kinh doanh

Dù việc bé hay lớn, một kế hoạch cụ thể sẽ giúp mọi việc của chúng ta được suôn sẻ hơn. Đây là lưu ý cuối cùng trong 5 lưu ý trước khi mở quán cafe. Một kế hoạch kinh doanh không phải là một tập tài liệu khoảng 30 trang 50 trang. Đơn giản có khi chỉ cần một trang giấy miễn sao kế hoạch đó nó có ở ngay trong đầu bạn. Nó ở ngay trong cái suy nghĩ của bạn. Rằng là sắp tới sẽ có việc gì cần làm, cần phải làm ở đâu, nó diễn ra như thế nào, ai là người thực hiện các công việc đó.  

Ba yếu tố cần chú trọng khi lên một kế hoạch kinh doanh đó là: thời gian, địa điểm, con người. Thời gian trước khi mở quán, sau khi mở quán 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Trước lúc mở quán cần làm những gì ? Xác định địa điểm, mặt bằng. Trang trí, thiết kế, chỉnh sửa,…. những việc ấy thì ai sẽ  là người chịu trách nhiệm, thời gian thực hiện là bao nhiêu ngày. Thuê nhân viên phục vụ hay ai là người làm phục vụ. Rất nhiều yếu tố để bạn đủ cần lên một kế hoạch kinh doanh rõ ràng. 

Lưu ý vềlập kế hoach khi mở quán cafe
Lên kế hoạch để vận hành và quản lý quán cafe được tốt

Sau khai trương, bạn cần lên kế hoạch cho 3 tháng đầu tiên. Có những hoạt động nào để thu hút khách hàng. Chẳng hạn như giảm giá, thử đồ uống mới, checkin,…. Lúc này kiến thức về marketing của bạn đã được áp dụng. Viết bài trên facebook như thế nào để có tương tác. Ai chịu trách nhiệm, thời gian hoàn thành như thế nào. Chụp ảnh sản phẩm đồ uống như thế nào cho đẹp mắt, ai có khả năng thực hiện,….

Có kế hoạch chi tiết, bạn sẽ dễ dàng điều phối công việc cũng như quản lý nhân sự. Giúp cho việc kinh doanh dễ dàng hơn. Đó là những lưu ý khi mở quán cafe à Lighthouse muốn gửi tới bạn. Nếu bạn vẫn còn vướng mắc trong việc thiết kế không gian spa, hoặc quảng cáo, truyền thông spa thì hãy liên hệ với chúng tớ. Lighthouse luôn ở đây và sẵn sàng lắng nghe nhu cầu của bạn. Bạn có thể liên hệ với Lighthouse thông qua website hoặc Fanpage Lighthouse Creative nhé. Đừng ngần ngại, Lighthouse rất vui khi được giải đáp thắc mắc cho bạn.

Đánh giá bài post