Thị trường F&B hay còn gọi là thị trường đồ uống luôn được lựa chọn để khởi nghiệp của các bạn trẻ ngày nay. Nổi bật của thị trường này là cafe và trà sữa. hai loại đồ uống có lượng khách hàng khủng. Mỗi loại hình kinh doanh đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp nên kinh doanh cafe hay kinh doanh trà sữa.
Nội dung
1. Đối tượng khách hàng
Yếu tố đối tượng khách hàng là yếu tố chính bạn cần xác định khi trả lời câu hỏi nên kinh doanh cafe hay kinh doanh trà sữa. Khách hàng trà sữa có thể là khách hàng cafe nhưng khách hàng cafe thì chỉ có cafe mà thôi. Khi bạn Kinh doanh cafe, đối tượng khách hàng bạn phục vụ sẽ được rộng và đa dạng hơn so với kinh doanh trà sữa, bao gồm cả nam và nữ.
Độ tuổi 18 đến 25 tuổi: sinh viên, người mới đi làm, mới tốt nghiệp. Kinh tế eo hẹp, phụ thuộc vào bố mẹ là chính. Thường đi cafe vào cuối tuần. Mục đích đi cafe là chụp ảnh, check-in, tụ họp bạn bè. Độ tuổi 26 đến 35 tuổi địa điểm phù hợp với nhu cầu công việc. Có thể tiếp khách tại quán cafe, thoải mái dễ ký hợp đồng. Có không gian để làm việc. Độ tuổi 36 đến 50 tuổi thích không gian cafe yên tĩnh, mô hình cafe sân vườn chẳng hạn.

Ngược lại với kinh doanh cafe. Đối tượng chính của kinh doanh trà sữa là các bạn nữ, các bạn học sinh, sinh viên. Sở thích uống trà sữa. Đây gần như chắc chắn là đối tượng chính mà bạn cần quan tâm đến khi kinh doanh trà sữa. Thêm nữa là các cặp đôi đang yêu, một trong những địa điểm để hẹn hò lý tưởng.
Một điều chắc chắn là khi mở cửa hàng kinh doanh trà sữa, khách hàng là học sinh-sinh viên của bạn có thể dao động từ 40 đến 60% tuỳ địa điểm. Vì vậy, bạn cần chú trọng đến mặt thiết kế và vị trí gần các trường học, đại học nơi có sinh viên hay lui đến.
2. Thời vụ kinh doanh
Kinh doanh sản phẩm gì cũng sẽ có đặc tính mùa vụ cao điểm riêng của từng loại hình. Với kinh doanh cafe, thời vụ thể hiện rõ nhất là các dịp lễ. Nhu cầu hẹn gặp bạn bè tăng cao. Nhu cầu đi cafe check in theo kịp mùa lễ. Các dịp lễ tới như trung thu, noel, tết dương,…. các quán cafe đều decor thêm một số chi tiết để tăng thêm không khí.
Bất kể mùa hè hay đông thì quán cafe vẫn luôn đông khách. Đặc trưng của cafe là có thể uống nóng và uống lạnh. Vì thế nếu bạn lựa chọn kinh doanh cafe cũng đừng lo lắng vấn đề thiếu vắng khách.
Trà sữa luôn luôn khác biệt. Được xem là món đồ uống giải trí, nhu cầu sử dụng chủ yếu vào mùa nóng. Trà sữa chỉ ngon khi uống lạnh. Tuy nhiên đây cũng chẳng phải yếu tố đáng lo lắng. Với những tín đồ mê trà sữa thì vẫn có thể uống trà sữa nóng. Xu hướng đi uống trà sữa vào các dịp lễ cũng ít hơn so với cafe.

Thị trường đồ uống hay còn gọi là F&B luôn luôn biến động. Sự phát triển của cửa hàng không chỉ dừng lại ở mùa vụ. Mùa vụ chỉ là một yếu tố nhỏ để bạn lựa chọn nên kinh doanh cafe hay kinh doanh trà sữa. Mùa vụ là thời điểm nhu cầu khách tăng hơn, doanh thu của bạn có thể tăng cao hơn. Ngoài ra vẫn phụ thuộc vào sự quản lý, nguồn lực và các hoạt động marketing của bạn.
3. Chi phí ban đầu
Nhìn chung kinh phí bỏ ra để kinh doanh cho 2 loại sản phẩm này đều giống nhau. Với mỗi loại hình đều có những chi phí và thiết bị dụng cụ cần thiết khác nhau. Ngày nay phổ biến với 2 hình thức kinh doanh: kinh doanh nhượng quyền và kinh doanh tự tạo thương hiệu. Với kinh doanh nhượng quyền, bạn có lợi vì thương hiệu đó đã lan rộng, mọi người đã biết tới, có lượng khách trung thành. Nhưng vấn đề gặp phải là chi phí bạn bỏ ra lớn.
Một thương hiệu cafe lớn như coffee house, Trung Nguyên coffee, Highlands coffee, Starbucks, Nguyên Chất Coffee & Tea, Cộng cà phê. Thương hiệu trà sữa lớn: House of Tea, Ding Tea, Gong Cha, Koi Thé, Phúc Long Tea, Royaltea… Bạn phải đảm bảo thực hiện theo đúng các khuôn mẫu, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống, từ cách trang trí cửa hàng đến nội dung hàng hóa và dịch vụ, giá cả được chuyển giao.

Từ thực đơn menu và cách thức hoạt động, phục vụ của nhân viên. Tất cả đều đồng bộ với nhau. Vì bây giờ bạn đã là một nhánh con, cơ sở thứ n của các thương hiệu ấy. Nếu bạn chỉ có một số vốn nhỏ, bạn có thể lựa chọn hình thức tự tạo thương hiệu cho riêng mình, làm chủ sân chơi trà sữa. Một số xu hướng kinh doanh cafe thu hút giới trẻ: cafe sách, cafe take away, cafe acoustic.
Điểm mạnh là bạn có thể tự tạo phong cách quán cho riêng mình. Bạn có thể tự tạo nên hương vị trà sữa đặc trưng, riêng biệt của bạn. Đã là tự tạo thương hiệu thì mọi thứ bạn đều có thể làm chủ, không ép buộc theo một thương hiệu bất kỳ nào. Điểm yếu của hình thức kinh doanh này là xây dựng thương hiệu. Là thương hiệu mới, bạn cần quảng bá rộng rãi để mọi người biết về bạn nhiều hơn.
4. Thực đơn kinh doanh
Xét về sản phẩm kinh doanh cafe hay trà sữa thì tất nhiên kinh doanh cafe thì thực đơn đồ uống sẽ đa dạng hơn. Chẳng hạn: đồ uống trái cây, đồ uống cafe truyền thống, đồ uống cafe máy espresso – thức uống giới trẻ yêu thích và tất nhiên có thể sẽ bao gồm cả trà sữa. Ngược lại, với kinh doanh trà sữa thực đơn sẽ chỉ có trà sữa mà thôi. Sẽ không có bất kỳ các nhóm đồ uống khác.
Nhìn chung, cả hai hình thức đề có hai mặt. Với kinh doanh cafe, nguyên liệu chuẩn bị sẽ nhiều hơn trà sữa. Chi phí cũng từ đó mà tăng lên. Chẳng may hôm đó khách đông thì bạn có thể thu hồi vốn. Nhưng lỡ hôm ấy mưa, khách chỉ có lẹt đẹt vài ba khách thì lại lãng phí nguyên liệu. Khắc phục điều này, bạn có thể xem xét số lượng trung bình khách vào cửa hàng một ngày là bao nhiêu. Từ đó bạn có thể nắm được nguyên liệu cho mỗi ngày.

Có lẽ thực đơn kinh doanh ảnh hưởng khá lớn tới quyết định nên kinh doanh cafe hay kinh doanh trà sữa. Kinh doanh cafe hay kinh danh trà sữa bạn cần biết cách pha cafe bằng máy phong trừ trường hợp nhân viên nghỉ. Kinh doanh cafe, khách vào order bạn mới bắt đầu làm nhưng kinh doanh trà sữa thì không? Bạn cần pha trà và nấu một số loại trân châu và topping khác nhau. Ước chứng được lượng khách vào quán mỗi ngày sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí nguyên liệu.
Hy vọng với những thông tin chút ít mà Lighthouse mang lại như vậy đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc trong vấn đề nên kinh doanh cafe hay kinh doanh trà sữa. Lighthouse sẵn sàng lắng nghe, cùng bạn đưa ra những giải pháp cho việc kinh doanh quán cafe của bạn. Bạn có thể liên hệ với Lighthouse thông qua website hoặc Fanpage Lighthouse Creative. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe để chinh chiến trên con đường khởi nghiệp.